Wednesday, September 17, 2014

Bản vẽ nhiều tỉ lệ trong AutoCAD dùng Annotative

Gửi bài đăng website công ty mà chưa được đăng nên tôi đăng lên blog trước vậy. Có một sự buồn nhẹ :)

AutoCAD là một trong những phần mềm thiết kế kỹ thuật tốt nhất hiện nay. Hầu như tất cả những ai đang làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật đều biết đến AutoCAD. Nhưng để làm chủ hoàn toàn phần mềm này quả là điều không dễ.

Phiên bản đầu tiên được phát hành vào năm 1982, đến nay phiên bản mới nhất là AutoCAD 2015. Với những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng phần mềm, hôm nay tôi  xin chia sẻ với các bạn một vấn đề mà rất nhiều người đang loay hoay, đó là vẽ nhiều tỉ lệ.

Đặt vấn đề: Bạn muốn thể hiện một vật thể hình chữ nhật có kích thước 20000mm x 5000mm lên khổ giấy A4 (297mm x 210mm). Cũng trên tờ giấy này, bạn muốn vẽ một vật thể hình chữ nhật khác có kích thước 2000mm x 500mm. Bạn sẽ vẽ hình chữ nhật thứ nhất với tỉ lệ 1:100, hình chữ nhật thứ hai với tỉ lệ 1:10. Như vậy là sẽ có hai tỉ lệ trên cùng một bản vẽ. Phải làm thế nào trong AutoCAD ?

Giải quyết vấn đề:
  1. Trong không gian Model, dùng lệnh REC (Rectang) để vẽ hai hình chữ nhật có kích thước 20000 x 5000 và 2000 x 500 (trong Model ta luôn vẽ với kích thước thật của vật thể)


  2. Ta sẽ thiết lập kiểu Dim và Text dạng Annotative. Những đối tượng đóng vai trò chú thích cho bản vẽ đều có thể thiết lập dạng Annotative (như Dim, Text, Hatch,...)
    Dùng lệnh ST (Style) để gọi hộp thoại thiếp lập Text Style

    Ta chọn Style là Annotative, cỡ chữ là 2.5, Set Current để bắt đầu sử dụng kiểu Text.
    Dùng lệnh D (DimStyle) để gọi hộp thoại thiết lập Dim Style

     Chọn Style là Annotative, Click vào Modify để thiết lập cho kiểu Dim, Set Current để bắt đầu sử dụng.

  3. Bây giờ ta sẽ dùng kiểu Dim vừa tạo để đo kích thước cho hai hình chữ nhật.
    Để đo kích thước cho hình chữ nhật lớn ta chọn tỉ lệ 1:100 ở khung chọn tỉ lệ phía dưới góc phải màn hình.
    Dùng lệnh DLI (DimLinear) để đo kích thước.


    Thực hiện tương tự với hình chữ nhật bé (chọn tỉ lệ là 1:10)
  4. Tiếp theo ta tiến hành ghi chữ bằng lệnh T (MText), cũng chọn tỉ lệ như Dim (1:100 và 1:10)


  5. Click vào Layout1, sau đó Click phải chuột chọn Page Setup Manager
    Hộp thoại Page Setup Manager xuất hiện, chọn Layout1 rồi click vào Modify

    Chọn máy in, khổ giấy, chú ý là Scale phải là 1:1. Click Ok để đóng các hộp thoại.
  6. Dùng lệnh LA (Layer) để tạo một lớp mới đặt tên là Viewport (tên gì tùy các bạn). Nhưng chú ý là không cho Plot lớp này. Sau đó chọn Layer Viewport làm lớp hiện hành.


  7. Tại không gian Layout1, chọn Viewport có sẵn bấm Delete để xóa. Sau đó dùng lệnh MV (MView) để tạo 2 Viewport mới.


  8. Click vào Viewport thứ nhất chọn tỉ lệ 1:100, Viewport thứ hai chọn tỉ lệ 1:10 ở khung chọn tỉ lệ.
  9. Double Click vào mỗi Viewport, rồi dùng lệnh PAN (có thể bấm giữ nút giữa của con chuột) để cân chỉnh các hình. Chú ý là không Zoom, nếu lỡ tay Zoom thì Double Click ra ngoài Viewport, chọn Viewport rồi chọn lại tỉ lệ tương ứng.
  10. Print để xem kết quả nào (Ctr + P)
  11. Như vậy hai hình chữ nhật có kích thước trên giấy là như nhau, có tỉ lệ 1:100 và 1:10. Để ý là kích thước của Dim và Text ở hai hình là như nhau (cỡ chữ là 2,5). Các bạn có thể in ra giấy rồi dùng thước đo và kiểm chứng nhé.

Qua ví dụ trên chắc các bạn đã hiểu rõ về Annotative và thấy được sự lợi hại của nó. Tính năng Annotative được đưa vào AutoCAD từ phiên bản 2008. Trước đây để vẽ nhiều tỉ lệ trong AutoCAD, chúng ta thường chỉnh Scale Factor trong Dim rất rườm rà và mất nhiều thời gian.

Chúc các bạn thành công! 

4 comments:

  1. Sau bao ngày chờ đợi cuối cùng bài viết đã được đăng lên website Công ty Điện lực Quảng Trị. Có một sự vui không hề nhẹ :)
    http://pcquangtri.cpc.vn/detail.aspx?ChannelID=22&ID=1871

    ReplyDelete